Video bài nghe tiếng Anh lớp 10 – Unit 3: Music – HocHay
Cùng HocHay học tiếng Anh lớp 10 Unit 3 các bạn nhé!
Listen and Read
Mai: The young pop star looks shy, right?
Anna: Yeah. He’s the teen idol who is exciting female fans around the world.
Nam: He also looks passionate on stage.
Anna: Looks can be deceiving, ha, ha! I bought his platinum album My World a few years ago.
Nam: Do you know a lot about him?
Anna: Of course, I’m one of his biggest fans. I read his biography on the Internet and found out that he won second place in the Idol contest in his home country, Canada.
Mai: Really? So he’s very talented. Did he graduate from a famous music school?
Anna: No. He says he learnt by “just singing around the house”.
Mai: Every country’s got talent!
Nam: You’re right, Mai. How did he become popular, Anna?
Anna: His mother began to post homemade videos on the Internet in 2007. He became a superstar within two years.
Mai: Incredible!
Anna: I agree with you. His video got over 10,000,000 views, so he became well-known. He was also the first solo artist to have four singles enter the Top 40 before his debut album release.
Bài dịch:
Mai: Ngôi sao ca nhạc trẻ trông ngại ngùng quá phải không cậu?
Anna: Ừ. Cậu ta là thần tượng thiếu niên có fan hâm mộ nữ trên toàn thế giới đấy.
Nam: Trông cậu ta thật nồng nhiệt trên sân khấu.
Anna: Vẻ bên ngoài có thể đánh lừa chúng ta, ha, ha! Tớ đã mua đĩa bạch kim “Thế giới của tôi” vài năm trước.
Nam: Cậu có biết nhiều về cậu ta không?
Anna: Tất nhiên rồi, tớ là fan hâm mộ lớn của cậu ta mà. Tớ đọc tiểu sử của cậu ấy trên mạng và biết được cậu ấy đã đứng thứ 2 trong cuộc thi Thần tượng ở Canada, quê của cậu ấy.
Mai: Thật à? Vậy ra cậu ta rất tài năng. Có phải cậu ấy đã tốt nghiệp từ một trường thanh nhạc nổi tiếng không?
Anna: Không. Cậu ta nói cậu ta học hát bằng việc “chỉ hát rong quanh khu phố”.
Mai: Ở đâu cũng đều có những người thật là tài năng!
Nam: Cậu nói đúng, Mai. Cậu ta đã trở nên nổi tiếng như thế nào Anna?
Anna: Mẹ cậu ta bắt đầu đăng những video tự quay ở nhà lên mạng năm 2007. Cậu ta đã trở thành siêu sao trong vòng 2 năm.
Mai: Tuyệt thật!
Anna: Ừ. Video của cậu ấy đạt trên 10 triệu lượt xem, nên cậu ấy trở nên nổi tiếng. Cậu ấy cũng là nghệ sĩ hát đơn đầu tiên có 4 đĩa đơn lọt vào top 40 trước khi album đầu tiên được ra mắt.
Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh lớp 10 – Unit 3: Music – HocHay
Câu ghép trong tiếng Anh
3.1.1. Câu đơn (Simple Sentence)
Câu đơn là gì? Câu đơn trong tiếng anh là câu chỉ có một mệnh đề độc lập.
Ví dụ:
- We were sorry. We left. We did not meet all the guests.
(Chúng tôi xin lỗi. Chúng tôi rời đi. Chúng tôi không gặp hết tất cả các khách mời) - We are very disappointed with your attitude at the party last night.
(Bố mẹ rất thất vọng về thái độ của con tại bữa tiệc tối qua)
– Câu đơn không phải là câu ngắn mà nó chỉ thể hiện một ý chính.
– Một câu đơn có thể có nhiều hơn một chủ ngữ
- Ví dụ: John and Mary were sad.
(John và Mary buồn)
– Một câu đơn có thể có nhiều động từ
- Ví dụ: Smith ate noodle and drank coffee.
(Smith ăn mỳ và uống cà phê)
3.1.2. Câu ghép
a. Câu ghép là gì?
Compound sentence là gì? Một câu ghép trong tiếng anh gồm hai mệnh đề độc lập được nối với nhau bằng các liên từ nối hoặc các cặp từ nối. Để xác định liệu mệnh đề có phải là mệnh đề độc lập không ta lược bỏ liên từ đi.
Ví dụ:
- The sunbathers relaxed on the sand, and the surfers paddled out to sea.
(Những người tắm nắng nằm thư giãn trên cát và những người lướt sóng ngoài biển.)
→ The sunbathers relaxed on the sand. (MĐ độc lập)
+ The surfers paddled out to sea. (MĐ độc lập)
= câu ghép
- I ate breakfast, but my brother did not.
(Tôi đã ăn sáng còn em trai tôi thì không.)
→ I ate breakfast. (MĐ độc lập)
+ My brother did not. (MĐ độc lập)
= câu ghép
b. Cách thành lập câu: trong tiếng anh, có ba cách để liên kết các mệnh đề trong một câu ghép:
b.1 Sử dụng dấu phẩy và liên từ nối:
– Có 7 liên từ nối thường xuyên được sử dụng trong câu ghép tiếng anh. Ngoài ra còn có các liên từ phụ thuộc, liên từ kết hợp, liên từ tương quan.
– Xem thêm phần Liên Từ tại đây
Ví dụ:
- The teacher gave the assignments, and the students worte them down.
(Giáo viên ra bài tập và học sinh thì chép vào vở) - The accident had been cleared, but the traffic was still stopped.
(Hiện trường vụ tai nạn đã được xử lý xong nhưng dòng xe cộ thì vẫn chưa lưu thông được
b.2 Sử dụng dấu chấm phẩy và trạng từ nối theo sau:
Các trạng từ nối diễn đạt mối quan hệ của mệnh đề thứ hai với mệnh đề thứ nhất. Các trạng từ nối tiêu biểu là: furthermore, however, otherwise, v.v…
Lưu ý: phải chú ý thêm dấu ( ; ) sau mệnh đề độc lập thứ nhất và dấu ( , ) sau trạng từ nối.
– Những từ mang nghĩa “and”: Furthermore; besides; in addition to; also; moreover; additionally…
Ví dụ:
- Florida is famous for its tourist attractions, its coastline offers excellent white sands beaches; moreover, it has warm, sunny weather.
(Florida nổi tiếng với các thắng cảnh, với bờ biển cát trắng trải dài, và hơn hết, nó nổi tiếng với thời tiếc ấm áp đầy nắng)
– Những từ mang nghĩa “but, yet”: However; nevertheless; still; nonetheless; in contrast; whereas; while; meanwhile; …
Ví dụ:
- I try to convince them that this contract is a disaster; however, they decide to sign without thinking of the bad aspect.
(Tôi cố thuyết phục họ rằng bản hợp đồng này rất kinh khủng, tuy nhiên, họ đã quyết định ký mà không nghĩ tới hậu quả)
– Những từ mang nghĩa “or”: Otherwise
Ví dụ:
- You have to change your working style; otherwise, your boss will fire you.
(Bạn phải thay đổi các làm việc của bản thân thôi, nếu không bạn sẽ bị đuổi việc đó)
– Những từ mang nghĩa “so”: Consequently; therefore; thus; accordingly; according to; hence…
- Ví dụ: She didn’t sleep enough; therefore, she looked so tired.
(Cô ấy không ngủ đủ giấc, thế nên, trông cô ấy mới mệt mỏi làm sao)
b.3 Sử dụng dấu câu ( ; ):
– Các mệnh đề độc lập trong một câu ghép cũng có thể được kết nối chỉ bằng một dấu ( ; ). Kiểu câu này được sử dụng khi hai mệnh đề độc lập có quan hệ gần gũi.
– Nếu giữa chúng không có mối quan hệ gần gũi, chúng sẽ được viết tách thành hai câu đơn, tách biệt hẳn bằng dấu chấm.
Ví dụ:
- Kết nối bằng dấu ( ; ): I’m studying English; my older brother is studying Math.
(Tôi đang học tiếng Anh; anh trai tôi thì đang học toán) - Hai câu tách biệt bằng ( . ): I like coffee. I don’t like soft drink.
(Tôi thích cafe. Tôi không thích đồ uống có ga)
3.1.3. Câu phức và câu phức tổng hợp
a. Câu phức là gì?
– Complex sentences là gì? Câu phức trong tiếng anh là câu chứa một mệnh đề độc lập và một hay nhiều mệnh đề phụ thuộc. Mệnh đề phụ có thể bắt đầu bằng liên từ phụ thuộc hoặc đại từ quan hệ.
Ví dụ:
- Because the bus was crowded, I had to stand all the way.
(Bởi vì xe buýt quá đông, nên tui phải đứng suốt chuyến)
→ Trong câu trên có một mệnh đề độc lập “I had to stand all the way” và một mệnh đề phụ thuộc “the bus was crowded”
- It makes me happy that you love me.
(Việc bạn thích tui làm tui hạnh phúc)
→ Câu này có một mệnh đề độc lập “it makes me happy” và một mệnh đề phụ thuộc “that you love me”.
– Câu phức sử dụng liên từ phụ thuộc để nối các vế của câu.
- Ví dụ: We left before he arrived.
(Chúng tôi rời đi trước khi anh ấy tới)
Xem thêm Các loại mệnh đề trong tiếng anh
b. Câu phức tổng hợp là gì?
– Compound-complex sentences là gì? Là câu có ít nhất hai mệnh đề độc lập và ít nhất một mệnh đề phụ thuộc. So với các kiểu câu ở trên thì câu phức tổng hợp dễ bị rối hơn.
Ví dụ:
- Because she didn’t hear the alarm, Mary was late and the train had already left.
(Bởi vì không nghe thấy tiếng chuông báo thức, Mary bị trễ giờ và chuyến tàu đã rời đi)
→ Trong câu trên, có hai mệnh đề độc lập là “Mary was late” và “the train had already left”. Một mệnh đề phụ thuộc là “she didn’t hear the alarm”
- The cat lived in the backyard, but the dog, who knew he was superior, lived inside the house.
(Con mèo sống ở sân sau, nhưng con chó, nó biết mình ở thế thượng phong, sống ở trong nhà)
→ Mệnh đề độc lập là: “the cat lived in the backyard”, “the dog lived inside the house”. Mệnh đề phụ thuộc là “who knew he was superior”
Động từ nguyên mẫu trong tiếng Anh
3.2.1.Động từ nguyên mẫu là gì?
Động từ nguyên mẫu (Infinitive) trong tiếng anh là gì? Là một dạng của động từ, gồm 2 loại: động từ nguyên mẫu có to (to infinitive) và không to (bare infinitive).
A. ĐỘNG TỪ NGUYÊN MẪU KHÔNG TO
Các động từ nguyên mẫu không to (bare infinitive) thường được sử dụng trong các trường hợp:
– Sau các trợ động từ do/does/did và các modal verbs (động từ khiếm khuyết) như can/will/should/may/….
Ví dụ:
- I will stay here until my parents come back.
(Tôi sẽ ở lại đây chừng nào bố mẹ tôi trở lại) - Han Solo doesn’t know why his son wants to hurt him)
(Han Solo không biết tại sao con trai ông lại muốn đả thương ông) - They can’t remember anything about that night.
(Họ khổng thể nhớ gì về đêm đó cả)
– Sau các động từ như: let, make, would rather, had better
Ví dụ:
- You had better finish your lunch before 12h30.
(Con nên xơi nốt bữa trưa trước 12h30) - Just let me be. (Mặc kệ con đi)
- I didn’t mean to make her cry.
(Tôi không cố ý làm cậu ấy khóc)
– Sau các động từ chỉ giác quan (mang tính chứng kiến toàn bộ sự việc): hear, sound, smell, taste, feel, watch, notice, see, listen, find … + O + bare infinitive
- Ví dụ: I saw her get off the bus.
(Tôi thấy cô ấy bước xuống xe buýt)
– Sau từ hỏi “why” khi đưa ra lời đề nghị
Ví dụ:
- Why wait until tomorrow?
(Tại sao phải đợi đến ngày mai?) - Why not buy a new book?
(Tại sao không mua 1 quyển sách mới)
B. ĐỘNG TỪ NGUYÊN MẪU CÓ TO
Động từ nguyên mẫu có to (To infinitive) được hình thành bằng cách thêm giới từ ‘to’ vào một động từ nguyên thể không to.
a. Chức năng:
Cách dùng động từ nguyên mẫu to infinitive gồm:
– Làm chủ ngữ (chỉ mục đích)
- Ví dụ: To become a famous singer is a long and hard process.
(Để trở thành một ca sỹ nổi tiếng cần phải trải qua một quá trình dài và gian nan)
– Làm bổ ngữ cho chủ từ
- Ví dụ: What I like most in the summer is to lie on the bed and read novel.
(Vào mùa hè việc mà tôi thích nhất là nằm trên giường và đọc tiểu thuyết)
– Làm tân ngữ cho động từ
- Ví dụ: It was late, so we decided to take a taxi home.
(Trễ rồi, nên chúng tôi quyết định đón taxi về nhà)
– Làm tân ngữ cho tính từ
- Ví dụ: I’m pleased to see you.
(Tôi rất hân hạnh được gặp bạn)
b. Vị trí:
b.1. Trong câu có dạng ‘V + to V’:
Những từ theo sau là to infinitive:
Động từ | Nghĩa | Ví dụ |
agree | đồng ý | She agrees to buy this house. (Cô ấy đồng ý mua căn nhà này) |
appear | xuất hiện | You appear to bring bad luck for us. (Ngươi chính là đem điềm xấu tới cho chúng ta) |
afford | nỗ lực | I afford to get a scholarship. (Tôi nỗ lực để lấy được học bổng) |
beg | xin phép cầu xin |
I beg to inform you. (Tôi xin phép thông báo tới anh …) |
claim | đòi hỏi | He claims to have a new car. (Anh ta đòi phải có một chiếc xe mới) |
demand | yêu cầu | The manager demands to have my report. (Quản lý yêu cầu phải có được bản cáo cáo của tôi) |
expect | mong chờ | I expect to pass the exam. (Tôi mong vượt qua bài kiểm tra) |
fail | thất bại | She failed to cook a meal. (Cô ấy thất bại khi cố nấu ăn) |
hesitate | ngại ngần | Don’t hesitate to contact me. (Đừng ngại liên hệ với tôi) |
hope | mong chờ hy vọng |
I hope to see you soon. (Hy vọng sẽ gặp lại anh sớm hơn) |
intend | cố ý | Sorry, I did not intend to hurt you. (Xin lỗi, tôi không cố ý làm anh bị thương) |
decide | quyết định | They have decided to take a vacation in Nha Trang. (Họ đã quyết định đi nghỉ ở Nha Trang) |
learn | học hỏi | You must learn to work. (Bạn phải học cách làm việc) |
manage | xoay xở cố gắng |
He manages to carry all the boxes alone. (Anh ta cố gắng để tự bê toàn bộ đống hộp) |
offer | cung cấp đề nghị |
He offers to take a picture for us. (Anh ta đề nghị chụp một tấm hình cho chúng tôi) |
plan | lên kế hoạch | I plan to get married at the age of 30 (Tôi lên kế hoạch kết hôn ở tuổi 30) |
prepare | chuẩn bị | I didn’t prepare to take over this position. (Tôi vẫn chưa chuẩn bị để đảm nhiệm vị trí này) |
pretend | giả giờ | Let’s pretend to be a ghost. (Thử giả làm ma xem) |
promise | hứa hẹn | I promise to come back. (Anh hứa sẽ quay lại) |
refuse | từ chối | Carol refused to work for Google. (Carol từ chối làm việc cho Google) |
seem | có vẻ như | He seems to be happy. (Anh ta có vẻ vui) |
want | muốn | I want to have a cup of coffee. (Tôi muốn một cốc cà phê) |
b.2. Trong câu có dạng ‘V + O + to V’:
Những động từ theo sau là tân ngữ (O) và to – infinitive: cause (gây ra), challenge (thử thách), convince (thuyết phục), dare (dám), encourage (khuyến khích), forbid (cấm), force (ép buộc), hire (thuê), instruct (hướng dẫn), invite (mời), order (kêu gọi), persuade (thuyết phục), remind (nhắc nhở), teach (dạy), tell (bảo), urge (thúc ép), warn (cảnh báo), ask (đòi hỏi) …
Ví dụ:
- My father encouraged me to take part in this singing contest.
(Bố tôi khuyến khích tôi tham gia vào cuộc thi hát) - Larry asked his friends to stop that joke.
(Larry yêu cầu bạn anh ta dừng trò đùa đó lại)
b.3. Trong các cấu trúc đặc biệt:
– Tốn thời gian làm gì: It takes + someone + (thời gian) + to V
- Ví dụ: It takes me three hours to fix my computer.
(Tôi mất 3 tiếng đồng hồ để sửa xong máy tính)
– Dùng cho trạng ngữ chỉ mục đích:
- Ví dụ: To enter this site, you have to register first.
(Để truy cập trang web này, trước tiên bạn phải đăng ký)
– Cấu trúc với chủ ngữ giả: It + be + adj + to V
- Ví dụ: It is difficult to work when you are sleepy.
(Thật khó để làm việc khi đang buồn ngủ)
– Trong cấu trúc: S + V + too + adj / adv + to-infinitive
(quá … để làm gì/ quá … đến mức không thể làm gì)
- Ví dụ: This machine is too old to be repaired.
(Chiếc máy này quá cũ để sửa)
– Trong cấu trúc: S + V + adj / adv + enough + to-infinitive (đủ … để làm gì)
- Ví dụ: She isn’t tall enough to become a model.
(Cô ấy không đủ cao để làm người mẫu)
– Trong cấu trúc: S + find / think / believe + it + adj + to-infinitive
- Ví dụ: I find it difficult to learn English vocabulary.
(Tôi cảm thấy khó khăn khi học từ vựng tiếng Anh)
– Sau các từ nghi vấn: what, who, which, when, where, how, …(thường không dùng sau why)
- Ví dụ: I don’t know what to say. I’m speechless.
(Tôi không biết phải nói gì nữa. Cạn lời, thật sự)
– Sau tính từ:
Động từ nguyên mẫu có to cũng thường được dùng sau một số tính từ diễn tả phản ứng hoặc cảm xúc của con người (Adj + to-infinitive) như: (un)able (khả năng), delighted (vui sướng), proud (tự hào), glad (vui vẻ), ashamed (xấu hổ), afraid (sợ hãi), eager (hăm hở), surprised (ngạc nhiên), anxious (lo lắng), pleased (vui lòng), amused (yêu thích), easy (dễ dàng), annoyed (bực mình), happy (vui vẻ), ready (sẵn sàng), …
Ví dụ:
- It’s unable to open this account, isn’t it?
(Không thể mở tài khoản này, phải không?) - I’m afraid to stand alone in front of many people.
(Tôi sợ đứng một mình trước mặt nhiều người)
Xem thêm tại: https://hochay.com/tieng-anh-lop-10-chuong-trinh-moi/tieng-anh-lop-10-unit-3-music-hoc-hay-51.html
HOCHAY.COM – nhận thông báo video mới nhất từ Học Hay: Học Tiếng Anh Dễ Dàng
Subscribe Youtube Channel | Youtube.com/HocHay
Follow Fanpage Facebook | Facebook.com/HocHayco
#hochay #hoctienganh #hocanhvanonline #luyenthitienganh #hocgioitienganh #apphoctienganh #webhoctienganh #detienganhonline #nguphaptienganh #unit3lop10 #tienganhlop10unit3