Video bài học Vật Lý Lớp 12 – Dao Động & Sóng Điện Từ – Mạch Dao Động Điện Từ LC – HocHay
Mạch dao động điện từ LC
- Một cuộn cảm có độ tự cảm L mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung C thành một mạch điện kín gọi là mạch dao động.
- Nếu điện trở của mạch rất nhỏ coi như bằng không thì mạch là một mạch dao động lí tưởng.
- Muốn cho mạch dao động hoạt động thì ta tích điện cho tụ điện rồi cho nó phóng điện tạo ra một dòng điện xoay chiều trong mạch.
- Người ta sử dụng điện áp xoay chiều được tạo ra giữa hai bản tụ điện bằng cách nối hai bản này với mạch ngoài.
Sự biến thiên điện tích, điện áp và cường độ dòng điện trong một mạch LC
- Điện tích tức thời của tụ:
q=Q0cos(ωt+φq)
Với Q0: điện tích cực đại của tụ
Chú ý: Khi t = 0:
– Nếu q đang tăng (tụ điện đang tích điện) thì φq<0
– Nếu q đang giảm (tụ điện đang phóng điện) thì φq>0
- Hiệu điện thế tức thời giữa hai bản tụ của mạch LC:
u=qC=U0cos(ωt+φu)
Với U0: hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ
Chú ý: φu=φq
Khi t = 0:
– Nếu u đang tăng thì φu<0.
– Nếu u đang giảm thì φu>0.
- Cường độ dòng diện qua cuộn dây:
i=q′=−ωQ0.sin(ωt+φ)
Với I0=ωQ0=ωCU0
hay
i=I0.cos(ωt+φq+π2)
Với: I0: cường độ dòng điện cực đại
Chú ý: Khi t = 0:
– Nếu i đang tăng thì φi<0.
– Nếu i đang giảm thì φi>0.
Kết luận: Vậy trong mạch q, u, i luôn biến thiên điều hoà cùng tần số nhưng lệch pha nhau:
- q, u cùng pha nhau
- i sớm pha hơn u, q một góc π2 nên ta có:
(uU0)2+(iI0)2=1
hoặc
(qQ0)2+(iI0)2=1
Tần số góc, chu kì và tần số riêng của mạch dao động
- Tần số góc riêng của mạch dao động LC:
ω=1LC
- Chu kì và tần số dao động riêng của mạch dao động LC:
T=2πω=2π.LC
f=ω2π=12π.LC
Trong đó:
L: Độ tự cảm của cuộn cảm
C: Điện dung của tụ
https://local.google.com/place?id=17925709090940119267&use=posts&lpsid=825550741609732107
Link tổng hợp: https://hochay.com/vat-ly-lop12/tong-hop-ly-thuyet-mon-vat-ly-lop-12-hochay-847.html
#vatlylop12 #vatly12 #vatlylop12chuong3 #daodongco #daodongdieuhoa #hochay #hoconline #hoctructuyen