Video bài học Vật Lý Lớp 12 – Sóng Ánh Sáng – Tia Hồng Ngoại – Tia Tử Ngoại – HocHay
Vật Lý Lớp 12 – Sóng Ánh Sáng – Tia Hồng Ngoại – Tia Tử Ngoại
Bản chất và tính chất chung của tia hồng ngoại và tia tử ngoại
- Bản chất:
Tia hồng ngoại và tia tử ngoại có cùng bản chất với ánh sáng và đều là sóng điện từ.
- Tính chất:
Tia hồng ngoại và tia tử ngoại cũng tuân theo các định luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ, và cũng gây được hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa như ánh sáng thông thường.
Tia hồng ngoại
- Nguồn phát:
– Những vật có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường đều phát ra tia hồng ngoại.
– Nguồn hồng ngoại thông dụng là bóng đèn dây tóc, bếp ga, bếp than, điốt hồng ngoại, mặt trời…
- Tính chất và công dụng:
– Tính chất nổi bật nhất là có tác dụng nhiệt rất mạnh, được dùng để sấy khô, sưởi ấm.
– Tia hồng ngoại có thể gây ra một số phản ứng hóa học, được dùng để chế tạo phim để chụp ảnh hồng ngoại vào ban đêm.
– Tia hồng ngoại cũng có thể biến điệu được như sóng điện từ cao tần. Tính chất này cho phép chế tạo được những bộ điều khiển từ xa.
– Tia hồng ngoại được ứng dụng nhiều trong quân sự: ống nhòm hồng ngoại, camera hồng ngoại, tên lửa điều khiển bằng tia hồng ngoại, …
Tia tử ngoại
- Nguồn phát:
Những vật có nhiệt độ cao từ 2000℃ trở lên đều phát tia tử ngoại. Nhiệt độ của vật càng cao thì phổ tử ngoại của vật càng kéo dài về phía sóng ngắn.
- Tính chất:
– Tác dụng lên phim ảnh, do đó thường dùng phim ảnh để nghiên cứu tia tử ngoại.
– Kích thích sự phát quang của nhiều chất, được áp dụng trong đèn huỳnh quang.
– Kích thích nhiều phản ứng hóa học, được dùng làm tác nhân cho phản ứng hóa học.
– Làm ion hóa không khí và nhiều chất khí khác, gây tác dụng quang điện.
– Có tác dụng sinh học: hủy hoại tế bào da, tế bào võng mạc, diệt khuẩn, diệt nấm mốc.
– Bị nước, thủy tinh … hấp thụ rất mạnh nhưng lại có thể truyền qua được thạch anh.
- Công dụng:
– Trong y học tia tử ngoại được dùng để tiệt trùng các dụng cụ phẩu thuật, để chữa một số bệnh như bệnh còi xương.
– Trong công nghiệp thực phẩm, tia tử ngoại được dùng để tiệt trùng cho thực phẩm.
– Trong công nghiệp cơ khí, tia tử ngoại được dùng để tìm các vết nứt trên các bề mặt kim loại.
- Sự hấp thụ tia tử ngoại:
– Thủy tinh thông thường hấp thụ mạnh các tia tử ngoại. Thạch anh, nước và không khí hấp thụ mạnh các tia có bước sóng ngắn hơn 200nm.
– Tầng ôzôn hấp thụ hầu hết các tia có bước sóng dưới 300nm phát ra từ Mặt Trời.
https://local.google.com/place?id=17925709090940119267&use=posts&lpsid=5460837362197379683
Link tổng hợp: https://hochay.com/vat-ly-lop12/tong-hop-ly-thuyet-mon-vat-ly-lop-12-hochay-847.html
#vatlylop12 #vatly12 #vatlylop12chuong3 #daodongco #daodongdieuhoa #hochay #hoconline #hoctructuyen