Home / Uncategorized / Đại từ phản thân – Đại từ (pronouns) – Ngữ Pháp Tiếng Anh – Học Hay

Đại từ phản thân – Đại từ (pronouns) – Ngữ Pháp Tiếng Anh – Học Hay

Đại từ tiếng anh là gì?

Pronouns là gì? Đại từ trong tiếng anh là từ dùng để xưng hô, để chỉ vào sự vật hay sự việc, thay thế cho danh từ, động từ và tính từ trong câu, để tránh khỏi lặp những từ ngữ ấy, để câu không bị lủng củng khi lặp từ nhiều lần.

Các loại đại từ trong tiếng anh bao gồm:

  • Đại từ nhân xưng (Personal pronouns)
  • Đại từ sở hữu (Possessive pronouns)
  • Đại từ phản thân (Reflexive pronouns)
  • Đại từ nhấn mạnh (Intensive pronouns)
  • Đại từ chỉ định (Demonstrative pronouns)
  • Đại từ bất định (Indefinite pronouns)
  • Đại từ quan hệ (Relative pronouns)
  • Đại từ nghi vấn (Interrogative pronouns)

dai tu trong tieng anh

A. ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG:

Đại từ nhân xưng (Personal pronouns) là gì? Đại từ nhân xưng trong tiếng anh hay (còn gọi là đại từ xưng hô hoặc đại từ chỉ ngôi) là những đại từ dùng để chỉ và đại diện hay thay thế cho một danh từ chỉ người hoặc vật khi ta không muốn đề cập trực tiếp hoặc lặp lại các danh từ ấy.

1. Đại từ nhân xưng chủ ngữ:

– Đại từ nhân xưng chủ ngữ đóng vai trò là chủ ngữ (chủ từ) trong câu tiếng anh, đừng trước động từ chính trong câu.

Bảng đại từ nhân xưng chủ ngữ:

Đại từ nhân xưng Nghĩa Cách dùng
I tôi, ta, tớ chỉ người nói ngôi thứ nhất số ít
we chúng tôi, chúng ta chỉ người nói ngôi thứ nhất số nhiều
you bạn, các bạn, mày, bọn mày chỉ người nghe ngôi thứ hai số ít hoặc số nhiều
they họ, chúng nó chỉ đối tượng ngôi thứ 3 số nhiều
he anh ấy, ông ấy, hắn chỉ đối tượng ngôi thứ 3 số ít, giống đực
she cô ấy, bà ấy, chị ấy chỉ đối tượng ngôi  thứ 3 số ít, giống cái
it chỉ đối tượng ngôi  ba số ít, không rõ giới tính

– Các động từ chính trong câu phải được biến đổi và chia ngôi cho phù hợp với đại từ nhân xưng chủ ngữ.

Ví dụ:

  • am a student. (Tôi là sinh viên)
  • They are doctors. (Họ là bác sỹ)
  • She likes music. (Chị ấy thích âm nhạc)
  • They like aquatic sports. (Họ thích các môn thể thao dưới nước)

2. Đại từ nhân xưng tân ngữ:

Đại từ nhân xưng tân ngữ (object pronouns) đóng vai trò bổ nghĩa cho giới từ và là tân ngữ (trực tiếp và gián tiếp) của động từ.

Bảng đại từ nhân xưng tân ngữ:

Đại từ nhân xưng Nghĩa Cách dùng
me tôi, ta chỉ người nói ngôi thứ nhất số ít
us chúng tôi, chúng ta chỉ người nói ngôi thứ nhất số nhiều
you bạn, các bạn chỉ người nghe ngôi thứ hai số ít hoặc số nhiều
them họ, chúng nó chỉ đối tượng ngôi ba số nhiều được nói tới
him anh ấy, ông ấy chỉ đối tượng ngôi  ba số ít, giống đực
her cô ấy, bà ấy chỉ đối tượng ngôi ba số ít, giống cái
it chỉ đối tượng được nói tới, ngôi ba số ít, không rõ giới tính

Khi đại từ nhân xưng làm tân ngữ thì nó đứng sau động từ chính của câu.

Ví dụ:

  • Robert is an alcoholic, I don’t like him.
    (Robert là một con ma men. Tôi không thích ông ta)
  • She had a small wallet but she lost it.
    (Chị ấy có một cái ví nhỏ nhưng đã làm mất nó rồi)
  • Marie and Sue came back here last week. Tom saw them there yesterday.
    (Marie và Sue đã quay về hồi tuần trước. Tom đã gặp họ ở đó hôm qua)

B. ĐẠI TỪ SỞ HỮU:

– Đại từ sở hữu (Possessive pronouns) là gì? Là những từ được dùng để chỉ sự sở hữu và quan trọng nhất đó là nó thay thế cho một danh từ hoặc cụm danh từ đã được nhắc đến trước đó nhằm tránh lặp từ.

– Đại từ sở hữu trong tiếng anh thường đứng một mình (khác với tính từ sở hữu, theo sau phải có danh từ)

Đại từ sở hữu Nghĩa Cách dùng
mine của tôi, của ta chỉ người nói ngôi thứ nhất số ít
ours của chúng tôi, của chúng ta chỉ người nói ngôi thứ nhất số nhiều
yours của bạn, của các bạn chỉ người nghe ngôi 2 số ít hoặc số nhiều
theirs của họ, của chúng nó chỉ đối tượng ngôi 3 số nhiều được nói tới
his của anh ấy, của ông ấy chỉ đối tượng được nói tới ngôi thứ 3 số ít, giống đực
hers của cô ấy, của bà ấy chỉ đối tượng được nói tới ngôi 3 số ít, giống cái
its của nó chỉ đối tượng được nói ngôi thứ 3 số ít tới không rõ giới tính

Ví dụ:

  • Your book is new, but mine is old. (“mine” = “my book”)
    (Sách của bạn thì mới, nhưng của tôi thì cũ)
  • I like your car, but I don’t like his. (“his” = “his car”)
    (Tôi thích chiếc xe của bạn, nhưng tôi không thích chiếc xe của anh ta)
  • Her shoes are expensive. Yours are cheap. (“Yours” = “your shoes”)
    (Giày của cô ta thì mắc. Giày của bạn thì rẻ)

Lưu ý:

– Không sử dụng sở hữu cách ‘s sau đại từ sở hữu.

  • Ví dụ: Are those books hers?
    (Những cuốn sách kia là của cô ấy à?)
    NOT: Are those books her’s?

    Để biết thêm cách dùng sở hữu cách của danh từ, xem tại đây


     

– Không sử dụng đại từ sở hữu trước danh từ.

  • Ví dụ: Lots of our classmates came to the party.
    (Rất nhiều bạn học của chúng ta đã đến bữa tiệc)
    NOT: Lots of ours classmates…

C. ĐẠI TỪ PHẢN THÂN

1. Định nghĩa

Đại từ phản thân (Reflexive pronouns) là gì? Là những đại từ được dùng khi 1 người hoặc 1 vật đồng thời là chủ ngữ và tân ngữ của cùng 1 động từ (người/vật thực hiện hành động cũng là người/vật chịu/nhận hành động). Trong trường hợp này, đại từ phản thân sẽ đóng vai trò làm tân ngữ.

  • Ví dụ:  I heard myself singing.

=> Chủ từ của động từ “heard” (là I) đồng thời cũng là tân ngữ của động từ đó (nghe thấy gì – nghe thấy chính mình hát).

Đại Từ Phản Thân thường gặp:

Đại từ phản thân Nghĩa
myself chính tôi, bản thân tôi
ourselves chính chúng tôi/ chúng ta
yourself chính bạn, chính các bạn
themselves chính họ, chính chúng nó
himself chính anh ấy, chính ông ấy
herself chính cô ấy, chính bà ấy
itself chính nó
oneself chính ai đó

Ví dụ:

  • Do you hear yourself right now?
    (Mày có nghe thấy chính mình ngay bây giờ không?)
  • One should strive to better oneself every day
    (Người ta nên cố gắng để bản thân tốt hơn mỗi ngày)

2. Vai trò của đại từ phản thân trong câu

– Tân ngữ trực tiếp

  • I cut myself when cooking in the kitchen.
    (Tôi bị đứt tay khi nấu ăn ở trong bếp)

– Tân ngữ gián tiếp

  • Would you like to pour yourself a drink?

– Từ bổ nghĩa cho giới từ

  • She has to cook for herself.
    (Cô ấy phải tự nấu ăn cho mình)
  • I’m feeling sorry for myself.
    (Tôi cảm thấy thật tiếc cho bản thân mình)

 Với các giới từ chỉ nơi chốn, ta sử dụng đại từ nhân xưng tân ngữ, không phải đại từ phản thân.

  • She had a dog beside her.
    (Cô ấy có 1 chú chó bên cạnh)

Lưu ý: Đại từ phản thân không bao giờ làm chủ ngữ hoặc đại từ nhân xưng tân ngữ trong câu tiếng anh, nó chỉ có thể làm tân ngữ.

Ví dụ:

  • Ví dụ: He taught himself to play guitar.
    NOT: Himself taught him to play guitar.
  • Mom sends my brother and me a gift.
    NOT: Mom sends my brother and myself a gift.

D. ĐẠI TỪ NHẤN MẠNH

1. Định nghĩa

Đại từ nhấn mạnh (Intensive pronouns) là gì? Đại từ nhấn mạnh trong tiếng anh có hình thức giống như đại từ phản thân (myself, yourself, ourselves, himself, herself, itself, và themselves). Tuy nhiên, đại từ nhấn mạnh không đóng vai trò ngữ pháp ở trong câu, mà chỉ dùng để nhấn mạnh danh từ đứng trước nó (thông thường).

  • Ví dụ: The prince himself  gave me the kiss. (Chính hoàng tử là người đã trao tôi nụ hôn)

=> Himself = the prince, đại từ nhấn mạnh himself được dùng để nhấn mạnh là chính hoàng tử là người trao nụ hôn, chứ không phải là ai khác.

2. Vị trí của đại từ nhấn mạnh trong câu:

– Đặt ngay sau từ (danh từ, đại từ) muốn nhấn mạnh

Ví dụ:

  • myself saw his accident yesterday.
    (Chính tôi đã thấy anh ta bị tai nạn hôm qua)
  • I heard his voice itself on the phone yesterday.
    (Tôi đã nghe chính tiếng nói của anh ta trong điện thoại hôm qua)

– Đặt ngay sau tân ngữ của động từ

  • Ví dụ: I saw his accident myself yesterday.
    (Chính tôi đã thấy anh ta bị tai nạn hôm qua)

3. Đại từ phản thân và đại từ nhấn mạnh

– Cách sử dụng đại từ nhấn mạnh và đại từ phản thân rất khác nhau. Đại từ nhấn mạnh chỉ dùng để nhấn mạnh nên có thể được bỏ đi mà không ảnh hưởng tới ý nghĩa của câu. Đại từ phản thân nếu bị loại ra khỏi câu thì sẽ làm thay đổi ý nghĩa của câu.

Đại từ phản thân Đại từ nhấn mạnh

Josh bought himself a car.

→ Josh mua cho anh ấy 1 chiếc xe hơi. Josh vừa là người thực hiện hành động “mua”, vừa là người nhận hành động trong câu (mua cho ai/cái gì)

Josh bought a car himself.

→ Đại từ himself nhấn mạnh chính Josh là người mua chiếc xe hơi đó chứ không phải 1 ai khác

Nghĩa của câu sẽ thay đổi khi loại bỏ đại từ himself.

Josh bought himself a car.

→ Josh mua xe hơi cho ai, cho anh ấy hay 1 ai khác. Nếu bỏ đi đại từ phản thân, chúng ta sẽ không biết được điều này.

Nghĩa của câu sẽ không thay đổi khi loại bỏ đại từ himself.

Josh bought a car himself.

→ Josh vẫn mua xe hơi, bất chấp việc có đại từ nhấn mạnh hay không.

– Vị trí: đại từ phản thân đóng vai trò tân ngữ, thường đi sau động từ của câu. Đại từ nhấn mạnh không bao giờ xuất hiện ở vị trí tân ngữ, mà thường đi ngay sau từ mà nó nhấn mạnh.

  • She hurt herself. (Cô ấy đã tự làm tổn thương mình)
    => Đại từ phản thân: cô ấy làm hành động này với bản thân, herself là tân ngữ. (Nếu bỏ herself đi thì câu không có ý nghĩa)
  • She hurt her mother herself. (Chính cô ấy đã làm tổn thương mẹ mình)
    => Đại từ nhấn mạnh: chính cô ấy làm chứ không ai khác, her mother là tân ngữ (Nếu bỏ herself đi thì câu vẫn mang ý nghĩa như thường)

E. ĐẠI TỪ CHỈ ĐỊNH:

1. Định nghĩa

Đại từ chỉ định (Demonstrative pronouns) được dùng để thay thế cho các danh từ hoặc cụm danh từ đã đề cập trước đó. Nhóm từ này bao gồm: this, that, these, those.

Đại từ chỉ định Danh từ Khoảng cách/thời gian
This số ít/không đếm được gần
That số ít/không đếm được gần
These số nhiều xa
those số nhiều xa

Ví dụ:

  • This is mine. (Cái này là của tôi)
    =>  số ít, khoảng cách gần
  • I don’t like that. (Tôi không thích điều đó)
    => số ít, khoảng cách xa
  • These are really cool.  (Chúng thật là tuyệt)
    => số nhiều, khoảng cách gần
  • Give me those! (Đưa tôi những cái đó)
    => số nhiều, khoảng cách xa

– Đại từ chỉ định luôn được dùng để đại diện cho danh từ: đồ vật, nơi chốn, ý tượng, động vật. Đôi khi chúng còn được dùng để chỉ người, nếu người đó được xác định trong câu.

Ví dụ:

  • That is Maria standing by the door.
    (Đó là Maria đang đứng ngay cánh cửa)
  • Who is this?
    (Ai vậy?)

2. Đại từ chỉ định và Tính từ chỉ định 

– This, that, these, those vừa là đại từ chỉ định, vừa là tính từ chỉ định (demonstrative adjective). Tuy nhiên, cách dùng của chúng lại hoàn toàn khác nhau. Đại từ chỉ định dùng để thay thế, đại diện cho danh từ. Tính từ chỉ định dùng để bổ nghĩa cho danh từ, chúng thường đứng trước danh từ đó.

Ví dụ:

  • This is one of my favorite songs. => đại từ
  • This song is one of my favorites songs.  => tính từ
    (Bài hát này là 1 trong những bài hát yêu thích của tôi)
  • I want to taste those. => đại từ
  • I want to taste those cakes. => tính từ
    (Tôi muốn thử những cái bánh kia)

– Các tính từ chỉ định với danh từ có thể được rút ngắn để trờ thành đại từ chỉ định. Tuy nhiên, nếu các tính từ này được dùng để mô tả, bổ nghĩa cho danh từ chỉ người thì không thể áp dụng.

Ví dụ:

  • Just ask that girl. (Hãy hỏi cô gái kia)
    NOT: Just ask that.
  • That boy is so handsome. (Chàng trai kia thật là bảnh tỏn)
    NOT: That is so handsome.

– Đại từ chỉ định thường đứng 1 mình, còn tính từ chỉ định phải đi kèm với danh từ.

F. ĐẠI TỪ BẤT ĐỊNH

1. Định nghĩa

Đại từ bất định (indefinite pronouns) là gì? Là những từ không chỉ những người hay vật cụ thể mà chỉ nói một cách chung chung. Đại từ bất định có thể dùng ở số ít, ở số nhiều, và cả hai.

Đại từ bất định 
Số ít Số nhiều Cả hai
another
each
either
much
neither
one
other
anybody, anyone, anything
everybody, everyone, everything
nobody, no one, nothing
somebody, someone, something
both
few
many
others
several
all
any
more
most
none
some

 2. Phân loại đại từ bất định

– Nhóm kết hợp với some-: something, someone, somebody.

  • Ví dụ: I knew that someone must have been here when I went out.
    (Tôi biết là có ai đó đã đến đi khi tôi đi vắng)

– Nhóm kết hợp với any-: anything, anyone, anybody.

  • Ví dụ: Hello? Is there anybody home?
    (Xin chào, có ai ở nhà không?

– Nhóm kết hợp với every-: everything, everyone, everybody.

  • Ví dụ: I’ll wait until everything is fine.
    (Tôi sẽ chờ tới khi mọi thứ đều ổn)

– Nhóm kết hợp với no-: nothing, no one, nobody.

  • Ví dụ: Sarah went to work on Saturday but there was nobody in the office.
    (Sarah đi làm vào ngày thứ bảy nhưng không có ai ở văn phòng cả)

– Nhóm độc lập gồm các từ: all, one, none, other, another, much, less, many, both, (a) few, (a) little, enough, each, either, neither, more, most. Các từ này có thể dùng cho cả người và vật.

Ví dụ:

  • This fruit is from Korea, others are from China.
    (Trái cây này xuất xứ từ Hàn Quốc, còn những trái cò lại xuất xứ từ Trung Quốc)
  • Excuse me! I want to buy those mangos, how much for all?
    ( Xin hỏi, tôi muốn mua những quả xoài này, tất cả giá bao nhiêu?)

3. Đại từ bất định và Tính từ bất định

– Một số đại từ bất định có chức năng giống tính từ bất định nếu chúng đứng trước danh từ mà chúng bổ nghĩa: any, some, every, no, all, one, none, other, another, much, less, (a) few, (a) little, enough, each, either, neither.

Ví dụ:

  • There is another who can do it. => đại từ
  • There is another person who can do it. => tính từ
    (Còn 1 người khác có thể làm được)
  • There is more to be done. => đại từ
  • There is more work to be done. => tính từ
    (Còn nhiều việc phải làm lắm)

4. Lưu ý

– Khi sử dụng một đại từ bất định và tính từ sở hữu trong cùng một câu, các đại từ bất định số ít có sở hữu số ít, và đại từ bất định số nhiều có sở hữu số nhiều.

Ví dụ:

  • Everybody needs his or her pencil.
    (Tất cả mọi người cần có bút chì)
    => đại từ bất định số ít + tính từ sở hữu số ít
  • Many will need their tablets.
    (Rất nhiều người sẽ cần tablet của họ)
    => đại từ bất định số nhiều + tính từ sở hữu số nhiều

– Đôi khi một đại từ bất định được theo sau bởi một cụm từ tiền đề: of the + Noun. Đại từ bất định và đại từ sở hữu vẫn cần phải tương ứng nhau.

Ví dụ:

  • Each of the students is missing his or her homework.
    => Mặc dù danh từ students là số nhiều, đại từ bất định each là số ít, vì vậy không thể sử dụng tính từ sở hữu số nhiều their. Sử dụng số ít, giới tính trung lập his hoặc her.
  • Many of the students are missing their homework.
    => Trong câu này, cần phải sử dụng tính từ sở hữu số nhiều their vì đại từ bất định là số nhiều many (không phải dựa vào danh từ students).

– Với đại từ bất định có thể là số ít hoặc số nhiều, cần phải nhìn kỹ vào cụm of the + Noun để xác định xem ý nghĩa là số ít hay số nhiều.

Ví dụ:

  • All of the cake is missing its frosting.
    => All of the cake là danh từ chỉ số lượng ít.
  • All of the cake slices are missing their frosting.
    => All of the slices là danh từ chỉ số lượng nhiều.
  • All of the students are missing their notebooks.
    => All of the students là số lượng nhiều..

– Đại từ bất định số ít có dạng động từ số ít và đại từ bất định số nhiều có dạng động từ số nhiều.

 G. ĐẠI TỪ QUAN HỆ

1. Định nghĩa

– Đại từ quan hệ (Relative pronouns) là gì? Là đại từ dùng để nối mệnh đề quan hệ (mệnh đề tính từ) với mệnh đề chính của câu. Mệnh đề quan hệ giúp giải thích rõ hoặc bổ sung nghĩa cho mệnh đề chính.

– Đại từ quan hệ trong tiếng anh dùng để:

  • thay cho một danh từ ngay trước nó
  • làm một nhiệm vụ trong mệnh đề (clause) theo sau
  • liên kết mệnh đề với nhau.

– Đại từ quan hệ có hình thức không thay đổi dù chúng thay thế  cho một danh từ số ít hay số nhiều. Động từ theo sau thay đổi tùy theo tiền tiến từ của đại từ quan hệ. (Danh từ được đại từ quan hệ thay thế gọi là tiền tiến từ (antecedent) của nó)

– Có 5 đại từ quan hệ chính được sử dụng phổ biến: that, which, who, whom, whose. Các đại từ quan hệ khác ít phổ biến hơn gồm: where, when, why, whoever, whoseever, whomever, whichever, wherever, whatever, whatsoever.

2. Chức năng

Đại từ quan hệ đóng vai trò 1 trong 3 chức năng sau: chủ ngữ, tân ngữ và đại từ sở hữu. Hãy nhìn bảng đại từ quan hệ dưới đây:

Loại tiền tiến từ Chủ ngữ Tân ngữ Đại từ sở hữu
Người who who/whom whose
Vật which which whose
Người hoặc vật that that  

a. Who

– Who là đại từ quan hệ chỉ người (đôi khi là động vật nuôi), dùng trong cả mệnh đề quan hệ xác định và không xác định.

– Who có thể đóng vai trò làm chủ ngữ và tân ngữ của mệnh đề quan hệ.

Ví dụ:

  • She’s dating with David who is a famous singer. (Cô ấy đang hẹn hò với 1 ca sỹ nổi tiếng)
    => who = David, làm chủ ngữ cho mệnh đề quan hệ
  • The lady who I met last night was Amanda’s sister. (Người phụ nữ anh gặp tối qua là chị của Amanda)
    => who = the lady, làm tân ngữ cho mệnh đề quan hệ

– Who có thể được dùng để bổ nghĩa cho giới từ. Giới từ này được đặt ở cuối câu, không được đứng trước who

Ví dụ:

  • Vanessa is the friend who I can rely on.
    (Vanessa là người mà tôi có thể tin cậy)
  • It was Jack who I gave the book to. Not Cody.
    (Jack chính là người mà em đưa quyển sách cho. Không phải Cody)

– Who còn được dùng cho tập hợp, nhóm người: government, group, panel, police, team, committee…

  • Ví dụ: Nicola phoned the fire brigadewho then alerted the police.
    (Nicola đã gọi điện cho đội cứu hỏa, đội cứu hỏa sau đó báo cho cảnh sát)

b. Whom

– Whom được dùng để thay thế cho tân ngữ của động từ trong câu. Whom thường được dùng văn viết nhiều hơn trong văn nói.

  • Ví dụ: He was a notorious writer whom I used to love for a long time.
    (Anh ấy là một nhà văn tai tiếng mà tôi từng yêu trong 1 thời gian dài)

– Whom có thể được dùng để bổ nghĩa cho giới từ. Giới từ này có thể được đặt trước whom hoặc đặt ở cuối câu (ít trang trọng hơn).

  • Ví dụ: There was only one man with whom I work in the office.
    There was only one man whom I work in the office with.
    (Chỉ có 1 người đàn ông mà tôi làm việc trong văn phòng cùng)

c. Whose

– Whose được dùng để thể hiện quyền sở hữu của người hoặc vật. Trong văn phong ít trang trọng hơn, whose được dùng cho vật.

– Whose được dùng trước danh từ thay cho tính từ sở hữu hoặc sở hữu cách trong mệnh đề quan hệ xác định và không xác định.

Ví dụ:

  • She is a girl whose parents are the famous actors.
    (Cha mẹ của cô ấy là những diễn viên nổi tiếng)
  • It’s Jackwhose car has just been stolen.
    (Đó là Jack,  xe của anh ta vừa mới bị mất cắp)

d. Which

– Which được dùng để thay thế cho danh từ chỉ người và vật trong mệnh đề quan hệ xác định và không xác định.

– Which đóng vai trò làm chủ ngữ và tân ngữ của mệnh đề quan hệ.

Ví dụ:

  • You need to go to the house which has 3 dogs. => chủ ngữ
    (Con cần đi đến ngôi nhà có 3 con chó)
  • I don’t see the book which you buy yesterday. => tân ngữ
    (Anh không thấy quyển sách em mua hôm qua đâu cả)

– Which được dùng để bổ nghĩa cho nguyên 1 câu đứng trước nó.

  • Ví dụ: I didn’t pass the examwhich disappointed my mother.
    (Tôi đã không vượt qua được bài kiểm tra, điều đó làm mẹ tôi thất vọng)

– Which có thể được dùng để bổ nghĩa cho giới từ. Giới từ này có thể được đặt trước whom hoặc đặt ở cuối câu (ít trang trọng hơn).

Ví dụ:

  • We found the house in which Tom grew up.
    (Chúng tôi đã tìm thấy căn nhà mà Tom lớn lên)
  • There is a palace which you can see the river from.
    (Có 1 ngôi biệt thự mà ở đó anh có thể nhìn thấy được dòng sông)

e. That

– That được dùng để thay thế cho who, whom, which trong mệnh đề quan hệ xác định.

– That đóng vai trò làm chủ ngữ và tân ngữ của mệnh đề quan hệ.

Ví dụ:

  • I still don’t understand the lesson that Mr. Henry taught yesterday. => tân ngữ
    (Tao vẫn không hiểu được bài học mà thầy Henry giảng hôm qua)
  • I can’t remember the face of the man that hit me. => chủ ngữ
    (Tôi không thể nhớ được mặt của cái gã đã đánh mình)

– That được sử dụng sau dạng so sánh nhất

  • Ví dụ: This is the best movie that I’ve ever seen.
    (Đây là bộ phim hay nhất mà ông từng xem)

– That có thể được dùng để bổ nghĩa cho giới từ. Giới từ này không thể được đặt trước that.

  • Ví dụ: We have some good guys that you can cooperate with.
    (Tôi có một vài người giỏi ở đây mà anh có thể hợp tác)

 

3. Lược bỏ đại từ quan hệ 

– Quy tắc: trong văn phong dân dã, ta có thể rút gọn các đại từ quan hệ trong các mệnh đề xác định, khi các đại từ quan hệ đóng vai trò là tân ngữ. KHÔNG thể lược bỏ chúng trong các mệnh đề không xác định hoặc đại từ quan hệ đó đóng vai trò làm chủ ngữ của câu.

Ví dụ:

  • She is the English teacher who I really admire. (Cô ấy là giáo viên mà tôi rất ngưỡng mộ)
    => She is the English teacher I really admire.
  • This is the table that I love the most. (Đây là cái bàn mà tôi yêu thích nhất)
    => This is the table I love the most.

– Đại từ quan hệ cũng có thể được loại bỏ nếu nó làm chức năng bổ nghĩa cho giới từ. Khi loại bỏ chúng, hãy nhớ đặt giới từ ở cuối mệnh đề quan hệ.

Ví dụ:

  • She was at the party about which I told you. (Em ấy đã ở bữa tiệc mà con đã kể với mẹ đó)
    She was at the party which I told you about.
    => She was at the party I told you about.

    Xem thêm đại từ quan hệ có giới từ tại đây


     

4. Đại từ quan hệ: where, when, why

Trong cách nói và văn phong bình dân, where, when, why (đại từ quan hệ chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân) được sử dụng thay cho which (at which, on which, for which) trong mệnh đề quan hệ xác định.

Ví dụ:

  • I don’t know for which she’s crying. (Tôi không biết lý do tại sao cô ấy khóc)
    => I don’t know the reason why she’s crying.
  • I can’t forget the day on which I met you. (Tôi không thể nào quên được cái ngày mà tôi gặp em)
    => I can’t forget the day when I met you.
  • I know a store at which you can buy a cheap laptop. (Tôi biết một cửa hàng mà cậu có thể mua được laptop rẻ)
    => I know a store where you can buy a cheap laptop.

5. Lưu ý khi dùng đại từ quan hệ

– That không thể thay thế cho who, whom, which trong mệnh đề quan hệ không xác định.

  • Ví dụ: He lovers another girl, which drive me crazy. (Anh ấy yêu 1 người con gái khác, điều đó làm tôi nổi khùng)
    NOT: He lovers another girl, that drive me crazy.

– What không được sử dụng làm đại từ quan hệ.

– Who không được sử dụng cho vật.

H. ĐẠI TỪ NGHI VẤN

1. Định nghĩa

– Đại từ nghi vấn (Interrogative pronouns) là gì? Đại từ nghi vấn trong tiếng Anh là những đại từ dùng trong câu hỏi (câu nghi vấn), đóng vai trò làm chủ ngữ hoặc tân ngữ. 5 đại từ nghi vấn chủ yếu gồm: who, whom, whose, which, và what.

  • Who (chủ ngữ/ tân ngữ) dùng cho người
  • Whom (tân ngữ) dùng cho người
  • What (chủ ngữ / tân ngữ) dùng cho vật/sự việc: được dùng để hỏi về hỏi về người/vật
  • Which (chủ ngữ / tân ngữ) dùng cho người/vật/sự việc: được dùng để hỏi về sự lựa chọn giữa 2 hay nhiều người/vật
  • Whose (sở hữu) (chủ ngữ / tân ngữ) dùng cho người/vật

2. Cách dùng

a. Dùng trong câu hỏi trực tiếp 

– Đại từ nghi vấn đại diện cho người/vật được hỏi trong các câu hỏi trực tiếp. Chúng xuất hiện ở đầu câu hoặc gần đầu của mệnh đề nghi vấn, đóng vai trò chủ ngữ hoặc tân ngữ của câu.

Ví dụ:

  • Whom are you talking to? => tân ngữ
    (Mày đang nói chuyện với ai đấy?)
  • Who told you? => chủ ngữ
    (Ai kể cho cậu nghe?)
  • What happened? => chủ ngữ
    (Chuyện gì xảy ra vậy?)
  • Which will the doctor see first? => tân ngữ
    (Bác sĩ sẽ khám ai trước?)
  • Whose are those? => tân ngữ
    (Những cái ly này của ai vậy?)

– Đại từ nghi vấn tiếng anh có thể đứng 1 mình, khi đứng 1 mình nó đóng chức năng ngữ pháp của 1 danh từ. Trong khi các từ hỏi khác, khi đứng 1 mình, chúng đóng vai trò là trạng từ bổ nghĩa cho động từ.

Ví dụ:

  • How can you find me? (Làm sao anh tìm được tôi?)
    => ‘how’ bổ nghĩa cho động từ ‘find’
  • Why did you do it? (Tại sao con lại làm điều đó)
    => ‘why’ bổ nghĩa cho động từ ‘do’

b. Dùng trong câu hỏi gián tiếp

– Trong câu hỏi gián tiếp, đại từ nghi vấn sẽ xuất hiện ở giữa câu. Câu hỏi gián tiếp được dùng để hỏi điều gì 1 cách lịch sự.

Ví dụ:

  • Do you know which is mine?
    (Mẹ có biết cái nào của con không?)
  • Can you tell me what we’re doing here?
    (Anh có thể nói cho tôi biết chúng ta đang làm gì ở đây không?)

– Được dùng để nhấn mạnh sự ngạc nhiên của người nói.

Ví dụ:

  • She wants who to do it?
    (Cô ta muốn ai làm điều đó cơ?)
  • You’re going to do what in library ?
    (Con sẽ làm gì ở thư viện hả?)

– Với những câu như vậy, dấu nhấn sẽ được nhấn mạnh vào đại từ nghi vấn.

c. Dùng trong câu tường thuật 

– Trong câu tường thuật, đại từ nghi vấn sẽ xuất hiện ở giữa câu.

Ví dụ:

  • She wanted to know who did that.
    (Cô ấy muốn biết ai làm điều này)
  • We wondered which is true.
    (Chúng tôi đang thắc mắc không biết cái nào là sự thật)

Chú ý:

– Các đại từ nghi vấn khác: whoever, whomever, whichever, whatever, whatsoever, whosoever, và whomsoever. Chúng được dùng nhằm nhấn mạnh mục đích hoặc biểu lộ sự xấu hổ hay ngạc nhiên.

Ví dụ:

  • Can whoever leaves last please lock up? (bực tức)
    (Ai đó đi cuối cùng làm ơn khóa giùm cái cửa có được không?)
  • Whatever made him buy that jacket? (ngạc nhiên)
    (Cái gì làm anh ấy mua cái áo khoác đó vậy?)
  • They’re all fantastic! Whichever will you choose?
    (Tất cả đều tuyệt vời! Con muốn chọn cái nào?)

– Whatsoever, whosoever, và whomsoever đồng nghĩa với whatever, whoever, và whomever. Tuy nhiên, các từ này ít khi được dùng tới.

3. Đại từ nghi vấn vs Tính từ nghi vấn

Các đại từ nghi vấn whose, what và which còn có thể đóng vai trò như 1 tính từ nghi vấn. Chúng đứng trước danh từ và bổ nghĩa cho danh từ. Muốn biết đó là tính từ hay đại từ nghi vấn, cần xem coi từ để hỏi đó có đi liền với danh từ hay không.

Ví dụ:

  • Which film is you favorite? (Bạn thích bộ film nào?)
    => từ which đi kèm với danh từ ‘film’ => tính từ nghi vấn
  • Which would you choose among those films? (Anh sẽ chọn cái nào nào trong số những bộ phim này?)
    => which không đi với bất cứ danh từ nào cả => đại từ nghi vấn

Trung tâm tiếng Anh HocHay: https://local.google.com/place?id=17925709090940119267&use=posts&lpsid=2245764020574237351

#đạitừ #đạitừlàgì #pronounlàgì #pronoun #đạitừsởhữu #bảngđạitừ #đạitừnhânxưng #possessiveadjectiveslàgì #đạitừquanhệwhose #đạitừnhânxưngtiếnganh #ngữpháptiếnganh #họchay

 

Chia sẻ ngay trên các MXH sau để tạo tín hiệu tốt cho bài viết :)

About Thanh Huyền Học Hay

Check Also

So Sánh Kép, Các Dạng So Sánh (Comparison) – Ngữ Pháp Tiếng Anh – Học Hay

So sánh bằng – So sánh ngang Các cấu trúc so sánh trong tiếng anh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *