Video bài học Vật Lý Lớp 12 – Sóng Ánh Sáng – Giao Thoa Ánh Sáng – HocHay
Vật Lý Lớp 12 – Sóng Ánh Sáng – Giao Thoa Ánh Sáng
Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng
– Hiện tượng truyền sai lệch so với sự truyền thẳng khi ánh sáng gặp vật cản gọi là hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.
– Mỗi ánh sáng đơn sắc coi như một sóng có bước sóng xác định.
Hiện tượng giao thoa ánh sáng
Là hiện tượng khi hai sóng ánh sáng kết hợp gặp nhau trong không gian, vùng hai sóng gặp nhau xuất hiện những vạch rất sáng (vân sáng) xen kẽ những vạch tối (vân tối), gọi là các vân giao thoa.
Vị trí vân sáng và vân tối trong vùng giao thoa
Khoảng cách giữa hai khe: a=S1S2
Khoảng cách từ màn đến hai khe: D = OI (là đường trung trực của S1S2)
Vị trí của một điểm M trên vùng giao thoa được xác định bởi: x=OM;d1=S1M;d2=S2M
Hiệu đường đi:
δ=d2–d1=a.xD
Độ lệch pha giữa hai sóng tại một điểm:
∆φ=2πλδ=2πλ(d2–d1)=2πλ.a.xD
Nếu tại M là vân sáng thì: Hai sóng từ S1 và S2 truyền đến M là hai sóng cùng pha ↔d2–d1=k.λ
→xs=k.λ.Da=k.i
với
k=0,±1,±2,…
Trong đó:
λ: bước sóng của ánh sáng đơn sắc
k = 0 (x = 0): vân sáng chính giữa (vân sáng trung tâm)
k = ±1: vân sáng bậc 1
k = ±2: vân sáng bậc 2
Nếu tại M là vân tối thì: Hai sóng từ S1 và S2 truyền đến M là hai sóng ngược pha ↔d2–d1=(k+12)λ
→xT=(k′+12)λ.Da=(k′+12).i
với
k′=0,±1,±2,…
Trong đó:
k’ = 0; -1: vân tối bậc 1
k’ = 1; -2: vân tối bậc 2
k’ = 2; -3: vân tối bậc 3
Khoảng vân i: là khoảng cách giữa hai vân sáng (hay hai vân tối) liên tiếp nằm cạnh nhau.
i=xk+1–xk=(k+1).λ.Da–k.λ.Da→i=λ.Da
https://local.google.com/place?id=17925709090940119267&use=posts&lpsid=4656278886119950624
Link tổng hợp: https://hochay.com/vat-ly-lop12/tong-hop-ly-thuyet-mon-vat-ly-lop-12-hochay-847.html
#vatlylop12 #vatly12 #vatlylop12chuong3 #daodongco #daodongdieuhoa #hochay #hoconline #hoctructuyen