Video bài học Vật Lý Lớp 12 – Dòng Điện Xoay Chiều – Sự Truyền Tải Điện Năng & Máy Biến Áp – HocHay
Vật Lý Lớp 12 – Dòng Điện Xoay Chiều – Sự Truyền Tải Điện Năng & Máy Biến Áp
Sự truyền tải điện năng
Công suất phát đi từ nhà máy phát điện: ááPphát=Uphát.I
Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải:
ááPhp=r.I2=r.P2phát(Uphát)2
Với áPphát cố định, có thể giảm hao phí bằng 2 cách:
– Giảm r: cách này khó thực hiện vì rất tốn kém
– Tăng U: khi truyền điện năng, nhà cung cấp điện thường tăng điện áp trước khi truyền tải bằng máy tăng áp và giảm điện áp ở nơi tiêu thụ với máy giảm áp. áUphát tăng n lần thì Php giảm n2 lần.
Máy biến áp
- Định nghĩa:
Máy biến áp là những thiết bị có khả năng biến đổi điện áp xoay chiều, nhưng không làm thay đổi tần số.
- Cấu tạo:
– Lõi biến áp hình khung bằng sắt non có pha silic gồm nhiều lá thép mỏng ghép với nhau.
– Hai cuộn dây có điện trở nhỏ và độ tự cảm lớn quấn trên 2 cạnh khung:
+ Cuộn thứ nhất có N1 vòng nối vào nguồn phát điện xoay chiều gọi là cuộn sơ cấp.
+ Cuộn thứ 2 có N2 vòng nối ra các cơ sở tiêu thụ gọi là cuộn thứ cấp.
- Nguyên tắc hoạt động: Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Công thức:
U2U1=N2N1=E2E1
Trong đó:
N1,U1,E1: là số vòng dây, điện áp và suất điện động hiệu dụng ở cuộn sơ cấp.
N2,U2,E2: là số vòng dây, điện áp và suất điện động hiệu dụng ở cuộn thứ cấp.
Nếu:
N2N1>1: Máy tăng áp
N2N1<1: Máy giảm áp
https://local.google.com/place?id=17925709090940119267&use=posts&lpsid=2024663188569209485
Link tổng hợp: https://hochay.com/vat-ly-lop12/tong-hop-ly-thuyet-mon-vat-ly-lop-12-hochay-847.html
#vatlylop12 #vatly12 #vatlylop12chuong2 #daodongco #daodongdieuhoa #hochay #hoconline #hoctructuyen