Home /
Notice: Undefined offset: 0 in /home/blogwhta/domains/blog.webhoctienganh.com/public_html/wp-content/themes/sahifa/framework/functions/breadcrumbs.php on line 61
Getting Started – Tiếng Anh lớp 10 – Unit 4: For a better community – HocHay

Getting Started – Tiếng Anh lớp 10 – Unit 4: For a better community – HocHay

Video bài nghe tiếng Anh lớp 10 – Unit 4: For a Better Community – HocHay

Cùng HocHay học tiếng Anh lớp 10 Unit 4 các bạn nhé!

Listen and Read

Quan: Hi, Hieu. I called you yesterday afternoon, but you didn’t answer.

Hieu: Oh, really? What time?

Quan: At about 2 p.m. What were you doing then?

Hieu: Oh, when you called, I was working. I volunteer every Tuesday afternoon at the Happy Mind Charity Centre. I teach children.

Quan: Really? Why?

Hieu: Because these children are disadvantaged. They have many problems and they need our help.

Quan: What subjects do you teach them?

Hieu: Vietnamese and Maths.

Quan: It sounds interesting. How did you get the job?

Hieu: Just by chance. I was interested in doing volunteer work, so when I saw the advertisement for volunteer positions in the newspaper last summer, I applied and was chosen.

Quan: Oh, I see. Was the job easy at first?

Hieu: Not really. When I worked with them for the first time, many of them couldn’t read or write. Some of them were hopeless at Maths!

Quan: What did you do then?

Hieu: I got some useful advice from my teacher. It was really helpful. All of the children can read and write now.

Quan: Your job is very meaningful. I also want to do something useful for our society.

Hieu: Well, if you are interested in this kind of work, I will introduce you to my team leader.

Quan: That sounds great! Thanks for your suggestion! I’m very excited!

 

Bài dịch:

Quân: Xin chào Hiếu. Tớ đã gọi cho cậu ngày hôm qua nhưng cậu không bắt máy.

Hiếu: Ồ, vậy à? Lúc nào thế?

Quân: Khoảng 2 giờ chiều. Lúc đó cậu làm gì thế?

Hiếu: À, khi cậu gọi mình đang làm việc. Mình làm việc tình nguyện thứ 3 hàng tuần ở trung tâm từ thiện Trí Tuệ Hạnh Phúc. Mình dạy học cho các em nhỏ.

Quân: Thế à? Tại sao?

Hiếu: Vì các em rất thiệt thòi. Các em có rất nhiều vấn đề và cần sự giúp đỡ của chúng mình.

Quân: Cậu dạy các em môn nào?

Hiếu: Tiếng Việt và Toán.

Quân: Ồ, nghe hay đấy. Cậu làm thế nào mà nhận được công việc đó vậy?

Hiếu: Tình cờ thôi. Tớ quan tâm đến hoạt động tình nguyện, nên khi tớ thấy tin quảng cáo tìm tình nguyện viên trên báo mùa hè vừa rồi, tớ đã đăng kí và được chọn.

Quân: À, tớ hiểu rồi. Ban đầu công việc có dễ dàng không?

Hiếu: Không hẳn. Khi mình làm việc với các em lần đầu, nhiều em không thể đọc hay viết. Một số đứa còn không biết một chút gì về Toán.

Quân: Lúc đó cậu đã làm gì?

Hiếu: Tớ nhận được một vài lời khuyên hữu ích từ giáo viên của tớ. Chúng rất có ích. Tất cả các em bây giờ đều có thể đọc và viết.

Quân: Công việc của cậu thật ý nghĩa. Tớ cũng muốn làm gì đó có ích cho xã hội.

Hiếu: Ờ, nếu cậu quan tâm đến công việc kiểu thế này, tớ sẽ giới thiệu cậu với người phụ trách nhóm của tớ.

Quân: Ôi, tuyệt quá! Cảm ơn lời đề nghị của cậu! Tớ rất là hào hứng!

Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh lớp 10 – Unit 4: For a Better Community – HocHay

 

Thì quá khứ đơn trong tiếng Anh

3.1.1. Cách dùng thì quá khứ đơn:

Thì quá khứ đơn (Past simple)

Cách sử dụng

Ví dụ

Thời gian xác định.

 

Diễn tả hành động đã xảy ra tại một thời điểm xác định và đã chấm dứt trong quá khứ.

Phong went to Dalat last summer.
(Phong đã đến Đà Lạt mùa hè năm ngoái)

 

 

Đề cập đến một sự kiện xảy ra một lần hoặc nhiều lần hoặc miêu tả trạng thái.

 

Diễn tả hành động đã xảy ra thường xuyên (thói quen) một khoảng thời gian trong quá khứ nhưng hiện tại đã chấm dứt.

When Tien was a university student, she worked as a waitress.
(Khi còn là sinh viên đại học, Tiên từng làm phục vụ)

Diễn tả hành động xảy ra một lần trong quá khứ.

She ran out and she phoned my brother.
(Cô ấy đã chạy ra ngoài và gọi điện cho anh trai tôi)

Diễn tả trạng thái trong quá khứ

Hannah looked a bit upset. (Hannah trông có vẻ hơi buồn)

 

Không đề cập thời gian

 

Thỉnh thoảng, người ta dùng thì quá khứ đơn trong tiếng anh để đề cập một sự kiện nhưng không đề cập mốc thời gian cụ thể. Đây là những sự kiện đặc biệt mà hầu hết chúng ta đều biết.

 

Ho Chi Minh proclaimed the independent Democratic Republic of Vietnam in Hanoi’s Ba Dinh square.
(Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội)

→ Đây là một sự kiện quan trọng trong lịch sử nên chúng ta đều biết rằng nó diễn ra vào ngày 2/9/1945)

 

Hành động xen vào một hành động khác

 

Diễn đạt một hành động xen vào một hành động khác đang diễn ra trong quá khứ, khi đó, hành động đang diễn ra sẽ chia thì quá khứ tiếp diễn, còn hành động xen vào sẽ chia thì quá khứ đơn.

When I was watching TV, Mr. Brandon came to visit my parents.
(Khi tôi đang xem TV thì Bác Brandon đến thăm bố mẹ tôi)

→ Trong ví dụ này, hành động Brandon đến thăm bố mẹ tôi xen vào hành động xem TV nên chia ở thì quá khứ đơn.

 

                                 thi qua khu don

3.1.2. Công thức thì quá khứ đơn:

a. Thể khẳng định:

S + V2/-ed + O + …. 

Ví dụ:

  • went to sleep at 11p.m last night.
    (Tôi đi ngủ lúc 11 giờ tối qua)
  • When I was highschool student, I was good at Maths.
    (Khi tôi là học sinh cấp 2, tôi rất giỏi Toán)

 

b. Thể phủ định:

– Đối với động từ to be và động từ khiếm khuyết:

S + was/were + not + …
S + modal verb + not + V + …

Ví dụ:

  • couldn’t open the door yesterday.
    (Tôi đã không thể mở được cửa hôm qua)
  • You weren’t there.
    (Bạn đã không ở đó)

– Đối với động từ thường:

S + did not (didn’t) + bare infinitive 

Ví dụ:

  • He didn’t play football last Sunday.
    (Anh ấy đã không chơi bóng đá vào chủ nhật tuần trước)
  • We didn’t make it.
    (Chúng tôi đã không đến kịp)

 

c. Thể nghi vấn:

  Động từ to be Động từ thường

Yes/no question

– Dạng câu hỏi phủ định yes/no được dùng khi người nói kỳ vọng câu trả lời sẽ là “yes”

– Was/were + S + O + …? – Did + S + bare infinitive + O + …?
– Wasn’t/weren’t + S + O + …? – Didn’t + S + bare infinitive + O + …?
– Was/were + S + not + O + …? – Did + S + not + bare infinitive + O + …?
Wh- question
(Các từ để hỏi gồm what, when, where, why, how, which, …)

– Dạng câu hỏi phủ định Wh- được dùng để nhấn mạnh hoặc dùng như bình thường

– Từ để hỏi + was/were + S + O +…? – Từ để hỏi + did + S + bare infinitive + O + …?
– Từ để hỏi + wasn’t/weren’t + S + O +…? – Từ để hỏi + didn’t + S + bare infinitive + O + …?
– Từ để hỏi + was/were + S + not+  O +…? – Từ để hỏi + did + S + not + bare infinitive + O + …?

Ví dụ:

  • Were they in the hospital last month?
    (Có phải họ đã ở bệnh viện tháng vừa rồi không?)
  • Did you see your boyfriend yesterday?
    (Bạn có gặp bạn trai của bạn hôm qua không?)
  • Didn’t you go to school?
    (Con không phải đi học sao?)
  • Where were you last night?
    (Anh đã ở đâu tối qua hả?)
  • Why wasn’t he happy?
    (Tại sao cậu ấy không vui?)
  • Where did you sleep last night?
    (Tối qua anh ngủ ở chỗ nào?)
  • Why didn’t she help you?
    (Tại sao cô ta không giúp cậu?)

3.1.3. Quy tắc chia động từ:

Trong thời quá khứ đơn đơn, người ta chia động từ như sau:

a. Đối với động từ to be và động từ khiếm khuyết:

Ngôi V2/-ed
To be was (dành cho các ngôi chủ từ số ít – I/ he/ she/ it)
Were (dành cho các ngôi chủ từ số – they/ we/ you)
Động từ khuyết thiếu Could (thể quá khứ của Can)
Might (thể quá khứ của May)

b. Đối với động từ thường:

– Động từ có quy tắc:

Đối với động từ có quy tắc, chúng ta thêm đuôi -ed vào dạng cơ bản của động từ (play-played) hoặc đuôi -d vào các động từ kết thúc bằng nguyên âm e (move-moved).

  • Ví dụ: stayed, watched, listened, talked, decided

Lưu ý: Đối với động từ có một âm tiết được cấu tạo từ nguyên âm đơn và theo sau là một phụ âm thì chúng ta gấp đôi phụ âm cuối này trước khi thêm đuôi -ed.

  • Ví dụ:
    stop: The bus stopped suddenly.
    (Chiếc xe buýt dừng đột ngột)
  • plan: Who planned this trip?
    (Ai lên kế hoạch chuyến đi này vậy?)

Cách phát âm đuôi “-ed” trong tiếng anh:

+ Đọc là /id/: khi tận cùng của động từ là /t/, /d/

  • Ví dụ: needed, wanted

+ Đọc là /t/: khi tận cùng của động từ là /ch/, /s/, /x/, /sh/, /k/, /f/, /p/

  • Ví dụ: watched, fixed, looked, laughed

+ Đọc là /d/: khi tận cùng của động từ là các phụ âm và nguyên âm còn lại

  • Ví dụ: played, changed, loved, cleared

Xem thêm Động từ có quy tắc – bất quy tắc
                   Mẹo nhớ cách phát âm -ed


– Động từ bất quy tắc:

Có một số động từ khi sử dụng ở thì quá khứ không theo qui tắc thêm “-ed”.  Đối với những động từ này ta  chỉ còn cách học thuộc mà thôi.

Bảng động từ bất quy tắc thông dụng (hình)

cấu trúc thì quá khứ đơn

cấu trúc quá khứ đơn

cách dùng quá khứ đơn

công thức past simple

thoi qua khu

bang dong tu bat quy tac pho bien

3.1.4. Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ đơn:

Cách nhận biết thì quá khứ đơn: trong câu có các từ như: yesterday, ago, last (week, year, month), in the past, the day before, với những khoảng thời gian đã qua trong ngày (today, this morning, this afternoon).

Ví dụ:

  • Yesterday morning, Tom got up early; then he ate breakfast and went to school.
    (Sáng hôm qua, Tom dậy trễ, sau đó cậu ấy ăn sáng và đến trường)
  • Tom lived in Thailand for three years, now he lives in New York.
    (Tom sống ở Thái Lan trong 3 năm, giờ cậu ta sống ở New York)
  • Last week, I bumped into my ex and she ignored me.
    (Tuần trước, tôi tình cờ gặp lại người yêu cũ của mình và cô ta hoàn toàn làm lơ tôi)
  • Do you know that she was hurt in the past.
    (Cậu có biết là cô ấy đã từng bị tổn thương trong quá khứ)

Các thì quá khứ trong tiếng anh

Thì quá khứ tiếp diễn trong tiếng Anh

3.2.1. Cách dùng thì quá khứ tiếp diễn:

Cách dùng quá khứ tiếp diễn (the past continuous)

Ví dụ

Thì quá khứ tiếp diễn được dùng để diễn tả một hành động đã xảy ra và kéo dài trong một thời gian ở quá khứ.

Yesterday, I was working in my office all afternoon.
(Hôm qua, tôi làm việc tại văn phòng suốt buổi chiều)

What were you doing from 3 p.m to 6 p.m yesterday?
(Bạn làm gì trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 giờ chiều ngày hôm qua?)

Diễn đạt một hành động xen vào một hành động khác đang diễn ra trong quá khứ, khi đó, hành động đang diễn ra sẽ chia thì quá khứ tiếp diễn, còn hành động xen vào sẽ chia thì quá khứ đơn.

Lisa was cycling to school when she saw the accident.

(Lisa thấy vụ tai nạn này trên đường đạp xe đến trường.

Thì quá khứ tiếp diễn được dùng để diễn tả hai hành động xảy ra song song cùng một lúc ở quá khứ

Last night, my brother was studying while my mom was cooking.
(Tối qua, em tôi học bài trong khi mẹ tôi nấu ăn)

 thi qua khu tiep dien

bài tập thì quá khứ tiếp diễn

► Lưu ý: Thì quá khứ tiếp diễn (qktd) không dùng cho các động từ sau:

– Chỉ cảm giác: love, like, hate, want, prefer, wish
– Chỉ giác quan: see, hear, taste, sound, seem, feel, appear, smell
– Chỉ sự giao tiếp: deny, mean, surprise, agree, disagree, satisfy, promise
– Chỉ nhận thức, suy nghĩ: realize, remember, know, recognize, image, understand, believe
– Chỉ các trạng thái khác: need, possess, be, belong, depend, concern, involve, owe, own, matter

→ Đây là những động từ không có hành động thật sự, mà chỉ ở trạng thái.

Ví dụ:

  • He felt tired at that time.
    (Anh ấy cảm thấy mệt vào thời điểm đó)
  • don’t like that girl at all.
    (Tôi không thích cô gái này 1 chút nào cả)
  • She doesn’t agree with your opinion.
    (Cô ta không đồng ý với quan điểm của bà)
  • Does this bag belong to you?
    (Cái cặp này của bạn phải hôn?)
  • don’t know what you’re talking about.
    (Mẹ không hiểu con đang nói gì nữa)

► Lưu ý: Một số động từ có nhiều ý nghĩa khác nhau. Với nghĩa này ta không thể dùng thì tiếp diễn nhưng với nghĩa khác thì có thể dùng được.

Ví dụ: động từ Think

  • nghĩa: tin tưởng, có ý kiến → không có hành động
    think your dress looked sexy.
    (Anh nghĩ cái váy của em rất quyến rũ)
  • nghĩa: phản ánh, sử dụng não để giải quyết vấn đề → có hành động
    was thinking about the quizz yesterday morning.
    (Con đang nghĩ về câu đố buổi sáng qua)

► Lưu ý: Thông thường Be không được dùng trong thì tiếp diễn. Tuy nhiên, thỉnh thoảng be vẫn được dùng khi diễn tả 1 hành động hoặc cách cư xử. Và hành động (cách cư xử) này chỉ mang tính chất tạm thời.

Ví dụ:

Thì đơn Thì tiếp diễn
Kate is a careless girl.
=> Kate luôn luôn bất cẩn, đó là bản chất của cô ấy
Kate is being careless.
=> Hiện tại, Kate đang hành động rất bất cẩn, nhưng có lẽ không phải lúc nào cô ấy cũng bất cẩn, chúng ta không biết được
Is he always so naughty?
=> đó có phải là tính cách của anh ấy không?
He was being really naughty.
=> Cậu ấy đang rất tăng động ở thời điểm hiện tại
Josh is not usually selfish.
=> Ích kỷ không phải là tính cách của Josh
Why is Josh being so selfish?
=> Tại sao Josh lại hành xử 1 cách ích kỷ như thế ngay lúc này?

– to be sick và being sick là 2 từ có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau:

  • My mom is sick. (Mẹ tôi bị bệnh)
  • My mom is being sick. (Mẹ tôi đang ói)                                                   

3.2.2. Công thức thì quá khứ tiếp diễn:

a. Thể khẳng định:

S + was/were + V-ing + O + … 

Chủ ngữ Động từ to be
I/ he/ she/ it was
they/ we/ you were

Ví dụ:

  • They were dancing in the middle of the jungle.
    (Họ đang nhảy múa ở giữa khu rừng)
  • She was doing the homework.
    (Con bé đang làm bài tập về nhà) 

b. Thể phủ định:

S + was/were + not + V-ing + O +….

  • Ví dụ: I wasn’t concentrating in class.
    (Tôi đã không tập trung trong lớp)

c. Thể nghi vấn:

Thể nghi vấn Cấu trúc Ví dụ

Yes/no question

– Dạng câu hỏi phủ định yes/no được dùng khi người nói kỳ vọng câu trả lời sẽ là “yes”

Was/were + S + V-ing + O + …? Was he working at his computer  when the power cut occurred?
(Anh ấy có đang làm việc trên máy tính khi sự cố mất điện xảy ra không?)
– Wasn’t/weren’t + S + V-ing + O + …? Wasn’t you cooking?
(Không phải mẹ đang nấu ăn sao?)
– Was/were + S + not + V-ing + O + …? Were they not studying?
(Không phải tụi nó đang học sao?)

Wh- question
(Các từ để hỏi gồm what, when, where, why, how, which, whom, who.)

Từ để hỏi +  was/were + S + V-ing + O + …? – What was she talking about?
(Cô ấy đang nói về vấn đề gì vậy?)

 

3.2.3. Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ tiếp diễn:

Dấu hiệu thì quá khứ tiếp diễn là trong câu thường có các từ: at … yesterday/ last night (lúc … tối qua, / ngày hôm qua), all day, all night, all month… (cả ngày,cả tuần, cả tháng), from … to … (từ…. đến…), when, while (khi/trong khi), at that very moment (ngay tại thời điểm đó)

Ví dụ:

  • was studying at 7 o’clock last night.
    (Tối qua lúc 7h tôi đang học bài)
  • While I was working, he was watching TV.
    (Khi tôi đang làm việc thì anh ấy xem TV)
  • She was having dinner when I came.
    (Cô ấy đang ăn tối thì tôi tới)

Xem thêm tại: https://hochay.com/tieng-anh-lop-10-chuong-trinh-moi/tieng-anh-lop-10-unit-4-for-a-better-community-hoc-hay-52.html


HOCHAY.COM – nhận thông báo video mới nhất từ Học Hay: Học Tiếng Anh Dễ Dàng

Subscribe Youtube Channel | Youtube.com/HocHay

Follow Fanpage Facebook | Facebook.com/HocHayco

Tải app HocHay trên App Store

Tải app HocHay trên Google Play

 

#hochay #hoctienganh #hocanhvanonline #luyenthitienganh #hocgioitienganh #apphoctienganh #webhoctienganh #detienganhonline #nguphaptienganh #unit4lop10 #tienganhlop10unit4

 

 

Chia sẻ ngay trên các MXH sau để tạo tín hiệu tốt cho bài viết :)

About Khánh Ly

Check Also

Chào đón khách đến nhà hàng bằng tiếng anh (cho phục vụ lễ tân) – Học Hay

Đặt chỗ nhà hàng bằng tiếng anh – Tiếng anh giao tiếp   We haven’t …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *