Đa số các bài viết về chủ đề đào tạo tiếng Anh cho người đi làm hướng đến đối tượng là người học. Nửa còn lại của quá trình đó – là người dạy – thường bị bỏ quên. Hôm nay, hãy cùng khám phá những khó khăn của giáo viên dạy tiếng Anh cho người đi làm.
Luôn bị so sánh với giáo viên bản ngữ
Việc học ngoại ngữ là một trường hợp điển hình cho tâm lý sính ngoại của người Việt. Nếu như được hỏi 10 người thì sẽ có tới 9 người cho rằng giáo viên bản ngữ có chất lượng hơn giáo viên Việt Nam. Phần ít ỏi còn lại cũng sẽ không dám khẳng định chất lượng của giáo viên Việt Nam vượt trội hơn.
Thực ra, qua điểm này không hoàn toàn sai. Hãy cùng lấy một ví dụ, nguyên âm “e” trong tiếng Anh có các cách đọc là /e/, /i/ và /ə/. Để phân biệt cách phát âm trong là điều vô cùng khó khăn, bởi vì trong danh sách từ vựng tiếng Anh thuộc bộ phiên âm này có quá nhiều trường hợp ngoại lệ.
Do đó, các giáo viên bản xứ có ưu thế am hiểu về phát âm hơn hẳn các giáo viên Việt Nam. Vì thế, nếu bạn cần học tiếng Anh giao tiếp hoặc muốn học chuyên sâu về tiếng Anh thì các giáo viên bản xứ sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo.
Nhưng nếu nói đến việc đào tạo tiếng Anh cho người đi làm nói chung, xét từ nhu cầu học của đa số dân văn phòng thì giáo viên Việt sẽ có ưu thế hơn nhiều.
Tại sao ư?!
Đa số nhân viên công sở có nhu cầu học tập hiện nay nằm trong nhóm “trước” khi cải cách giáo dục vào năm 2000. Vào thời điểm đó, tiếng Anh chỉ là một môn học phụ ở cấp phổ thông, hoàn toàn không được chú trọng đúng mức. Điều này có nghĩa là không ít đối tượng trên 30 tuổi, giới văn phòng đi học tiếng Anh hiện nay có trình độ tiếng Anh khá thấp.
Chưa kể nhu cầu học tiếng Anh của người đi làm trước đây chủ yếu mang tính chất “quy định” nên hầu hết chỉ dừng ở mức giao tiếp cơ bản hoặc thi lấy bằng cấp, không chuyên sâu. Từ hai lý do trên thì việc học tiếng Anh với người bản xứ ở nhóm dân công sở nên được xem xét lại có cần thiết ngay hay không, bởi các giáo viên Việt Nam có kinh nghiệm hoàn toàn có khả năng giúp họ thích nghi với ngôn ngữ tốt hơn.
Tóm lại, việc so sánh lựa chọn giữa giáo viên bản xứ hay giáo viên Việt Nam nguyên do là người học không nắm rõ nhu cầu của bản thân, thường quyết định theo định kiến. Điều này khiến cho các giáo viên Việt Nam cảm thấy rất áp lực.
Xưng hô thế nào đây?
Với giáo viên nước ngoài, họ chỉ đơn giản xưng hô “I – you” trong mọi hoàn cảnh. Nhưng với giáo viên Việt Nam thì việc chọn lựa ngôi xưng thực sự là một vấn đề khó, nhất là với giáo viên còn trẻ.
Khi đào tạo tiếng Anh cho người đi làm, đa số người học đều đã lớn tuổi. Theo lẽ thường, việc gọi “anh/chị” – xưng “em” là đúng nhưng nhiều giáo viên lại phân vân rằng như vậy sẽ mất đi “cái uy” của người giáo viên. Nếu thay nhân xưng là “tôi” thì lại có phần hơi trịnh thượng, xa cách.
Chưa kể, sẽ có số ít học viên là những cán bộ, quản lý cao cấp của các công ty, tổ chức, đơn vị Nhà nước, việc xưng hô tưởng như là một vấn đề đơn giản hóa ra lại rất quan trọng. Bởi nó sẽ quyết định tới không khí lớp học, gián tiếp tác động tới tinh thần và khả năng tiếp thu của học viên.
Khi học viên “gặp khó khăn”
Khi học viên là người đi làm thường sẽ hãy gặp phải vấn đề khó khăn trong việc quản lý thời gian, bởi họ phải san sẻ thời gian cho công việc, gia đình và các mối quan hệ xã hội khác. Vì vậy, thời gian học của nhóm đối tượng này khá ít ỏi. Hệ lụy là lịch học phải điều chỉnh liên tục, nhất là khi học với hình thức gia sư.
Thêm vào đó, một số trung tâm cũng cho phép người học linh động trong việc quyết định địa điểm học. Điều này gây khó khăn không nhỏ với các giáo viên đào tạo tiếng Anh cho người đi làm. Bởi việc thay đổi lịch học và địa điểm sẽ ảnh hưởng tới thời gian biểu riêng của họ, người dạy cũng sẽ vất vả di chuyển hơn.
Nhiều học viên không cố gắng thu xếp công việc riêng, mà luôn cho rằng mình là người trả tiền nên xem chuyện vất vả của giáo viên là lẽ đương nhiên.
Thêm một đặc điểm nữa của nhóm học viên này khiến nhiều giáo viên phàn nàn. Đó là lười làm bài tập. Bài tập giúp củng cố những kiến thức đã học, ghi nhớ kiến thức và mở rộng kiến thức. Đây cũng là một cách tốt để kiếm tra năng lực của học viên.
Vậy nhưng khi đào tạo tiếng Anh cho người đi làm, các giáo viên dường như phải quen với tình trạng này. Ở một góc độ nào đấy, họ có thể cảm thấy sự thiếu tôn trọng khi học viên bỏ làm bài tập về nhà quá nhiều. Hơn thế, điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới tiến độ và hiệu quả học tập.
Đa số học viên đều không hiểu về tầm quan trọng của việc làm bài tập, họ thấy điều đó quá phiền nhiễu, không cần thiết và dễ dàng bỏ qua. Nhưng khi kết quả không như ý lại có xu hướng đổ lỗi cho giáo viên vì không có trình độ.