Định nghĩa
Cho điểm I và một số thực k≠0. Phép biến hình biến mỗi điểm M thành điểm M′ sao cho IM′→=k.IM→ được gọi là phép vị tự tâm I tỉ số k.
Kí hiệu V(I;k).
Tính chất
– Nếu V(I;k)(M)=M′,V(I;k)(N)=N′ thì M′N′→=kMN→ và M′N′=|k|MN
– Phép vị tự tỉ số k biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng và bảo toàn thứ tự giữa ba điểm đó.
– Biến một đường thẳng thành một đường thẳng song song hoặc trùng với đường thẳng đã cho, biến tia thành tia, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng.
– Biến một tam giác thành tam giác đồng dạng với tam giác đã cho, biến góc thành góc bằng nó.
– Biến đường tròn có bán kính R thành đường tròn có bán kính |k|R
Biểu thức tọa độ
Trong mặt phẳng tọa độ, cho I(x0;y0),M(x;y), gọi M′(x′;y′)=V(I;k)(M) thì {x′=kx+(1−k)x0y′=ky+(1−k)y0
Tâm vị tự của hai đường tròn
Định lí: Với hai đường tròn bất kì luôn có một phép vị tự biến đường tròn này thành đường tròn kia.
Tâm của phép vị tự này được gọi là tâm vị tự của hai đường tròn.
Cho hai đường tròn (I;R) và (I′;R′)
– Nếu I≡I′ thì các phép vị tự V(I;±R′R) biến(I;R) thành (I′;R′).
– Nếu I≠I′ và R≠R′ thì các phép vị tự V(O;R′R) và V(O1;−R′R) biến (I;R) thành (I′;R′). Ta gọi O là tâm vị tự ngoài còn O1 là tâm vị tự trong của hai đường tròn.
Nếu I≠I′ và R=R′ thì có V(O1;−1) biến (I;R) thành (I′;R′)
https://local.google.com/place?id=17925709090940119267&use=posts&lpsid=CIHM0ogKEICAgIDG0aiCUQ
Link tổng hợp: https://hochay.com/toan-lop11/tong-hop-bai-hoc-toan-chuong-trinh-lop-11-hoc-hay-901.html
#Toanlop11 #Toan11 #Hoctoan11 #Luyenthitoan11 #Giaitoan11 #Lythuyettoan11 #Ontaptoan11 #Toanhinhhoc11 #Hochay