Định nghĩa
Phép biến hình (trong mặt phẳng) là một quy tắc để với mỗi điểm M thuộc mặt phẳng, xác định được một điểm duy nhất M′ thuộc mặt phẳng ấy. Điểm M′ gọi là ảnh của điểm M qua phép biến hình đó.
Các ví dụ
Ví dụ 1: Cho đường thẳng d. Với mỗi điểm M, xác định điểm M′ là hình chiếu của M lên d. Phép biến hình này là phép chiếu vuông góc lên đường thẳng d.
Ví dụ 2: Cho véc tơ u→, với mỗi điểm M ta xác định điểm M′ thỏa mãn M′→=u→. Phép biến hình này là phép tịnh tiến theo véc tơ u→.
Ví dụ 3: Với mỗi điểm M xác định điểm M′≡M. Phép biến hình này là phép đồng nhất.
Ký hiệu và thuật ngữ
Phép biến hình F và điểm M′ là ảnh của M qua phép biến hình F.
Ký hiệu: M′=F(M) hoặc F(M)= M′.
Ta đọc là: Phép biến hình F biến điểm M thành điểm M′.
Với mỗi hình H, ảnh của H qua phép biến hình F là hình H′ gồm các điểm M′=F(M).
Ký hiệu: H′=F(H)
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Gọi M’ là ảnh của điểm M qua một phép biến hình. Có tất cả bao nhiêu điểm M’?
- 0
- 1
- 2
- 4
Câu 2: Gọi ảnh của điểm M’ qua phép biến hình F là điểm M′. Khi đó, ta có kí hiệu:
- F(M) = M’
- F(M’) = M
- F(MM’) = 0
- F(M’M) = 0
Câu 3: Nếu ảnh của hình H qua phép biến hình F là H′ thì ta kí hiệu là:
- F(H’) = H
- F(HH’) = 0
- F(H’H) = 0
- F(H) = H’
Đáp án:
- B
- A
- D
#Toanlop11 #Toan11 #Hoctoan11 #Luyenthitoan11 #Giaitoan11 #Lythuyettoan11 #Ontaptoan11 #Toanhinhhoc11 #Hochay
https://local.google.com/place?id=17925709090940119267&use=posts&lpsid=CIHM0ogKEICAgIDG6JinXw
Link tổng hợp: https://hochay.com/toan-lop11/tong-hop-bai-hoc-toan-chuong-trinh-lop-11-hoc-hay-901.html
#Toanlop11 #Toan11 #Hoctoan11 #Luyenthitoan11 #Giaitoan11 #Lythuyettoan11 #Ontaptoan11 #Toanhinhhoc11 #Hochay