Tiếng anh dường như mặc định trở thành một ngôn ngữ mà bạn phải biết đến song song với tiếng mẹ đẻ vì thế bạn cần học ngay từ bây giờ để có những lợi ích về sau.
Tiếng anh từ lâu đã trở thành một thứ tiếng có tầm quan trọng đối với cả thế giới vì thế nhu cầu học của mọi người ở Việt Nam càng được đẩy mạnh. Họ không chỉ học để biết mà còn để được tăng lương, để đi du học, để làm việc,… vì thế ngành nghề dạy tiếng anh cũng từ đó mà trở nên rộng rãi, phổ biến hơn. Tuy nhiên không phải chỉ có kiến thức là đủ mà ở một giáo viên dạy tiếng nước ngoài cần hội tụ những kĩ năng cơ bản và để biết chúng là gì mời bạn tìm hiểu qua bài viết sau đây:
1. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
- Để dạy được tiếng anh thật tốt, đem lại hiệu quả cao cho người học thì người dạy không chỉ cần có kiến thức uyên thâm mà còn phải có kinh nghiệm đủ vững chắc để xử lý những tình huống người học đặt ra vì mỗi tình huống khác nhau chúng ta có cách sử dụng tiếng anh khác nhau. Đặc biệt cần là người thực hiện tốt các kỹ năng giảng dạy với chuyên môn thành thạo: nghe, nói, đọc, viết,…
- Cần đa dạng và linh hoạt các phương pháp giảng dạy giúp học viên hiểu và nắm rõ nội dung bài một cách hiệu quả.
- Và ngoài những yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như trên thì mỗi trung tâm, công ty,… sẽ có thêm những quy định khác nhau cho một giáo viên dạy tiếng anh tốt.
2. Thật sự yêu nghề và có tâm huyết với công việc
- Dù là bất cứ công việc nào thì bạn cũng cần một sự yêu thích với nó để có thể mang lại được niềm vui mà tiếp tục phấn đấu, bổ sung kiến thức cho bản thân. Đừng nên làm hoặc hoàn thành công việc với một trạng thái qua loa mà hãy thật sự hi sinh, tâm huyết với nghề để tự tạo ra động lực cho bản thân cần cố gắng hơn nữa.
- Nghề dạy tiếng anh không đơn giản chỉ cần đứng lớp mà phải bổ sung kiến thức mọi lúc vì chúng có thể thay đổi theo thời gian cũng như nó khá rộng nên bạn không thể chỉ một lần học mà biết hết được.
3. Nhẫn nại và kiên trì
Học tiếng anh “tưởng dễ mà lại khó”, nó không giống như môn toán, lý, hóa, văn… mà nó là một ngôn ngữ mới và chúng ta cần phải nghe, nói, đọc, viết. Tuy trông đơn giản nhưng có người đã học bao nhiêu năm mà vẫn không thể nói được hoặc thiếu một trong 4 kỹ năng trên. Vì thế tính nhẫn nại và kiên trì rất cần thiết ở một giáo viên dạy tiếng anh, họ cần tận tình chỉ bảo, hướng dẫn học viên để theo kịp trình độ học. Biết lắng nghe và chia sẻ những kinh nghiệm của chính mình cho mọi người để nâng cao động lực cho các học viên.
4. Có óc hài hước và sáng tạo
Trong một tiết học tiếng anh thường có ngữ pháp, luyện nghe, luyện nói… nếu giáo viên chỉ dạy với một tốc độ chậm chạp hoặc quá nhanh nhưng không đan xen vào những câu chuyện vui, những sáng tạo mới thì sẽ rất nhàm chán, khô khan và khiến các học viên thấy khó nuốt trôi bài hơn. Vì thế một giáo viên dạy tiếng anh tốt cần có sự hài hước đúng lúc trong 1 tiết học tiếng anh như thế.
Ngoài những kĩ năng chuyên ngành ra bạn cần có một số phẩm chất cơ bản để trở thành một giáo viên tốt:
Sự tự tin: hãy luôn tin tưởng bản thân dù có thất bại đi chăng nữa. Ở một giáo viên dạy tiếng anh cần nhất là sự tự tin để đứng lớp, để trả lời chắc nịch những câu hỏi hóc búa được đặt ra, để quản học viên một cách chặt chẽ,…
Thật lòng yêu thương học viên: không còn rào cản giữa thầy và trò mà là một mối quan hệ giúp đỡ nhau trong học tập, luôn tận tâm tận tình chỉ dạy để học viên của mình ngày càng tiến bộ, danh tiếng của chính bản thân cũng được lan xa hơn.
Sự hiểu biết: giáo viên dạy tiếng anh không chỉ biết đến một thứ tiếng mình cần dạy mà ngoài ra họ còn cần sự hiểu biết thêm về lịch sử đất nước, xu hướng hiện nay, người xưa và nay nói chuyện khác nhau như thế nào,… để đáp ứng những kiến thức ngoài lề thêm cho học viên vì chúng khá bổ ích cho sau này.
Sẵn sàng giúp học viên thành công: không đơn giản chỉ là dạy và học mà ở một người giáo viên cần có những cống hiến của bản thân để giúp đỡ học viên của mình thành công hơn, có thể ở lại cuối giờ để giải đáp những thắc mắc của bài học, cung cấp thêm một số mẹo vặt để kỳ thi được thuận lợi hơn,…
Niềm đam mê cho cuộc sống: họ lấy tiếng anh làm đam mê cho học tập, cho cuộc sống của họ và đưa nó trở thành một mục tiêu lớn để phấn đấu trong cuộc đời.